Cần làm gì khi bị nhiễm Covid-19 ở Nhật?
COVID-19Đối diện với tình hình số ca mắc Covid-19 ngày một tăng cao, hiện nay tại các quốc gia trên thế giới đã tiến hành cách ly F0, F1 tại nhà. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp giảm gánh nặng cho các cơ sở y tế, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Vậy cần làm gì khi bị nhiễm Covid-19 ở Nhật Bản? Dưới đây, chuyển tiền Smiles gửi đến các bạn hướng dẫn cách ly tại nhà để đối tượng F0, F1 có tâm lý tốt, mau chóng hồi phục sức khỏe, giảm thiểu tình trạng lây nhiễm cộng đồng nha.
Cần làm gì khi bị nhiễm Covid-19 ở Nhật
1. Đối tượng nào nên cách ly tại nhà?
Việc cách ly tại nhà được áp dụng cho các đối tượng như sau:
– Đối tượng F1: Người có tiếp xúc với F0 – người bị nhiễm/nghi nhiễm virus Corona sẽ cách ly tại nhà trong 14 ngày.
– Đối tượng F0: Được chia làm 2 trường hợp, cách ly tại nhà trong 14 ngày.
+ Những F0 mới được phát hiện tại cộng đồng. Họ không triệu chứng lâm sàng, không yếu tố nguy cơ (không có bệnh nền hoặc có bệnh nền đã điều trị ổn định, không béo phì).
+ Những F0 không triệu chứng lâm sàng đang chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế đủ điều kiện xuất viện vào ngày thứ 07 được tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú.
Bài viết liên quan: Các triệu chứng nhiễm Covid-19.
2. Cần làm gì khi bị nhiễm Covid-19 ở Nhật?
Khi biết được bạn đã dương tính với virus Corona và được cách ly tại nhà, bạn hãy theo dõi bài viết này để có thể tự chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe nha.
Nếu thấy tình trạng sức khỏe không ổn định, hoặc xuất hiện các triệu chứng nguy cấp. Hãy liên hệ đến cho các số điện thoại hotline để được hỗ trợ nha. Xem thông tin tại bài viết này:
Đường dây nóng khi bị nhiễm corona tại Tokyo
Đường dây nóng khi bị nhiễm corona tại Nhật Bản
Những vật dụng cần có trong nhà:
– Nhiệt kế: Đo nhiệt độ cơ thể mỗi ngày (2 lần/ngày).
– Máy đo nồng độ oxy trong máu: Người bị nhiễm virus Corona sẽ cảm thấy khó thở. Nếu bạn thấy nồng độ oxy liên tục giảm mạnh thì cần thiết báo ngay cho cơ sở y tế để đến hỗ trợ kịp thời.
– Khẩu trang: Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với người thân trong gia đình.
– Cồn: Thường xuyên vệ sinh các vật dụng, nơi ở, các bề mặt hay tiếp xúc.
– Nước rửa tay khử khuẩn: Rửa tay khử khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Que tự test Covid-19: Bạn nên tự kiểm tra để theo dõi tình trạng cơ thể. Thời điểm xét nghiệm sớm là từ 3 đến 5 ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, tốt hơn là sau 7-10 ngày.
– Nước súc miệng: Thực hiện 2 lần/ ngày (vào buổi sáng và tối).
Cách nằm sấp giúp F0 đỡ khó thở:
Người mắc Covid-19 sẽ gặp trường hợp liên quan đến hô hấp, nếu nặng hơn thì phải cần đến sự hỗ trợ của máy thở. Các đối tượng F0 được khuyến cáo nằm sấp để các cơ phổi và đáy phổi hoạt động nhiều, giúp trao đổi oxy tốt hơn, người bệnh đỡ khó thở. Khi kết quả đo oxy cho thấy nồng độ SpO2 dưới 94 % hay F0 thấy mệt thì nên nằm sấp. Điều này sẽ cải thiện nhịp thở và tăng độ bão hòa oxy cho người bệnh.
Về cách nằm sấp đúng: Đầu tiên, bạn nằm sấp trên giường phẳng trong 30 phút đến 2h. Sau đó, chuyển sang nằm nghiêng bên phải trong 30 phút đến 2h. Tiếp tục ngồi dậy (30 đến 60 độ ) từ 30 phút đến 2h. Tiếp đó, chuyển sang nằm nghiêng bên trái trong 30 phút đến 2h và chuyển sang nằm sấp, co chân trong 30 phút đến 2h. Cuối cùng trở lại vị trí nằm sấp trong khoảng thời gian tương tự.
Cách xử lý rác thải y tế mỗi ngày của F0, F1
Mỗi ngày, những người F0, F1 sẽ thải ra một lượng rác thải y tế như: khẩu trang, khăn giấy,… Loại rác này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mang mầm bệnh, vì vậy bạn cần chú ý xử lý cẩn thận:
– Khẩu trang sau khi dùng xong thì nên khử khuẩn bằng cồn trước khi vứt.
– Nên bọc kỹ rác bằng bọc ni lông trước khi vứt (tốt nhất bọc 2 lần).
– Xịt cồn trước khi vứt rác ra khỏi nhà.
Những điều cần lưu ý khác khi bị nhiễm Covid-19 tại Nhật:
– Xông hơi hơi toàn thân để làm giãn nở mạch máu dưới da, tăng lưu thông máu, giúp cơ thể được sưởi ấm. Qua đó nhờ tinh dầu từ lá xông đường hô hấp được sát trùng rất tốt, loại bỏ lượng virus tồn tại trong đường khí thở. Bạn có thể thực hiện xông hơi 2 lần/ngày bằng sả, gừng để loại bỏ virus nằm trong cổ và đường hô hấp.
Cách làm như sau: Rửa sạch sả, gừng sau đó cho vào nồi nước để đun sôi. Tiếp đó sử dụng một tấm chăn (mền) cỡ to, đặt nồi nước vừa được nấu vào và trùm mền lại. Mở he hé nắp nồi để khí nóng được tỏa ra, nhỏ thêm một vài giọt dầu gió vào nồi khi xông hơi. Thực hiện trong khoảng 5-10 phút. Khi xông xong lau khô người bằng khăn khô.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Người bị F0 sẽ có thể bị phát ban đỏ khi ăn thịt bò, hải sản. Vì vậy để giảm thiểu sự khó chịu cho cơ thể, bạn có thể sử dụng thịt heo, thịt gà và các loại rau củ cho thực đơn mỗi ngày nha.
Bài viết liên quan: 10 loại thực phẩm giúp phục hồi sau Covid-19 và cảm cúm mùa hè ở Nhật Bản
– Giữ tinh thần thật tốt và thoải mái. Đừng quá lo lắng, hoang mang khi biết bản thân trở thành đối tượng F0, F1, một tinh thần tốt sẽ giúp cơ thể mạnh mẽ hơn. Lượng kháng thể tạo ra phụ thuộc vào sức mạnh từ tinh thần, vậy nên hãy bình tĩnh xử lý và chăm sóc thật tốt cho cơ thể nha.
Trên đây là hướng dẫn cách ly tại nhà dành cho F0, F1 mà chuyển tiền Smiles gửi đến cho những bạn đang lo lắng không biết phải làm gì khi bị nhiễm/nghi nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản. Tư liệu được chuyển tiền Smiles tham khảo từ nhiều nguồn y tế, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Hãy “lắng nghe” sức khỏe cơ thể và tuân thủ quy định cách ly nghiêm ngặt để cùng chung tay vượt qua đại dịch Covid-19 bạn nhé.