Home » Chuyện ở Nhật » Chia sẻ kinh nghiệm khám bệnh ở Nhật cho người nước ngoài

Chuyện ở Nhật > Đời sống > Chia sẻ kinh nghiệm khám bệnh ở Nhật cho người nước ngoài
07.29.2022

Chia sẻ kinh nghiệm khám bệnh ở Nhật cho người nước ngoài

Sức khoẻ
Chia sẻ kinh nghiệm khám bệnh ở Nhật cho người nước ngoài

Người Việt sinh sống và học tập ở Nhật đôi khi không khỏi tránh khỏi lúc đau ốm, bệnh tật. Những lúc thế này thì phải làm sao, số điện thoại cấp cứu tại Nhật là bao nhiêu, nói tiếng Nhật thế nào và thủ tục ra làm sao? Tại bài viết này, Chuyển tiền Smiles sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc trên nhé.

Mục lục

1. Thông tin liên hệ và cách tra cứu cơ sở khám bệnh ở Nhật có sử dụng đa ngôn ngữ

Không phải ai cũng có vốn tiếng Nhật tốt, vậy nên nếu bạn lo lắng về vấn đề này, hãy thử tìm kiếm các bệnh viện có sử dụng đa ngôn ngữ trước khi đến thăm khám. Dưới đây là một vài cách tra cứu cơ sở khám bệnh có sử dụng đa ngôn ngữ.

  • Xem thông tin trên trang đánh giá về các bệnh viện trong nước tại đây. (Chỉ có tiếng Nhật)
  • Tìm kiếm cơ sở y tế sử dụng tiếng nước ngoài qua trang web của JNTO tại đây. 
  • Tìm kiếm bệnh viện, phòng khám có sử dụng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh tại đây. (Chỉ có tiếng Nhật).

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra thông tin tại địa phương nơi bạn sinh sống tại thông tin được đính kèm bên dưới:

Khu vực Ghi chú
Tokyo  Có thể tìm kiếm bệnh viện có sử dụng tiếng nước ngoài
Osaka  Khi tìm kiếm, mức độ tiếng nước ngoài có thể sử dụng được hiển thị theo 3 cấp độ.
Kyoto  Các bệnh viện có phiên dịch viên y tế tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Hàn. Phiên dịch không mất phí nhưng có bệnh viện cần phải hẹn trước ít nhất 5 ngày. Trường hợp khẩn cấp ví dụ như ngày nghỉ, các bạn có thể liên hệ bệnh viện dưới đây.
Trung tâm cấp cứu thành phố Kyoto: Cạnh Higashi Rotary Minami, ga JR Nijo, số 6 Nishinokyo Higashi Toganoo, quận Nakagyo (Tầng 1 Hội bác sỹ Kyoto, số điện thoại: 075-354-6021)
Kobe (tỉnh Hyogo) Tra cứu “tìm kiếm theo chức năng trị liệu” trong mẫu → Có thể tra cứu “các loại ngôn ngữ được sử dụng” để tìm kiếm
Nagoya  Mức độ tiếng nước ngoài được hiển thị từ 1 đến 3 (1: có thể giao tiếp không gặp rào cản nào, 2: có thể sử dụng ở mức độ hội thoại hàng ngày, 3: chỉ có thể đối ứng theo sơ đồ hoặc từ đơn)

2. Cách gọi điện liên hệ cấp cứu tại Nhật

Chia sẻ kinh nghiệm khám bệnh ở Nhật cho người nước ngoài

Nếu gặp tình trạng khẩn cấp nguy hiểm đến sinh mệnh thì bạn hãy ngay gọi xe cấp cứu. Dưới đây là cách thức gọi xe cấp cứu.

– Bước 1: Gọi ngay đến số điện thoại cấp cứu/cứu hỏa: 119.

– Bước 2: Bạn sẽ nhận được câu hỏi “Hỏa hoạn hay là Cấp cứu ạ?”. Hãy trả lời là “Tôi cần cấp cứu”.
A: 119番(ばん)です。火事(かじ)ですか、救急(きゅうきゅう)ですか?

B: 救急 (きゅうきゅう)です。(Kyukyu desu).

– Bước 3: Tiếp đó, hãy mô tả chính xác những gì đang xảy ra như:

– Ai đang bị gì? Khi nào? Ở đâu? Nguyên nhân? Tình trạng hiện tại ra sao?

– Bước 4: Cung cấp các thông tin:
* Họ và tên bạn
* SĐT liên hệ
* Địa chỉ bạn cần họ đến cấp cứu bao gồm địa chỉ nhà, tòa nhà, tên, số điện thoại của bạn.

– Bước 5: Hỏi tiếp bạn nên làm gì trong thời gian chờ đợi xe đến và thực hiện theo hướng dẫn.

– Bước 6: Khi xe cấp cứu đến hãy nói rõ tình trạng hiện tại. Nếu có thể thì trong số những người đang có mặt ở đó, ai nắm được tình hình bệnh thì sẽ đi theo lên xe. Lúc đó bạn nên mang theo thẻ bảo hiểm hoặc tiền.

3. Cần chuẩn bị những gì khi đi khám bệnh ở Nhật

– Mang theo các giấy tờ tùy thân cần thiết:

  • Bảo hiểm y tế: Nhất định phải mang thẻ bảo hiểm nếu bạn không muốn tốn nhiều tiền cho mỗi lần đi khám bệnh. Thẻ sẽ có thể chi trả cho bạn tới 70% trong tổng chi phí khám chữa bệnh.
  • Thẻ ngoại kiều: phòng trường hợp cần dùng đến.
  • Sổ khám bệnh: Nếu bạn đã từng khám trước đó thì hãy mang theo để bác sĩ dễ theo dõi tình trạng bệnh.
  • Tiền mặt: Đa phần các bệnh viện Nhật chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Vậy nên hãy chuẩn bị khoảng hơn 1 man để đề phòng.

– Đặt lịch khám bệnh: Bạn nên đặt lịch khám trước khi tới bệnh viện. Vì nếu bạn không hẹn trước mà đi trực tiếp đến thì có khả năng bạn sẽ mất vài tiếng đồng hồ để đợi đến lượt. Rất mệt phải không nào!

– Trang bị một số từ vựng cần thiết để trao đổi, diễn ra tình trạng bệnh của bạn với bác sĩ nha.

– Trong trường hợp bạn bị ốm nặng thì nên đi cùng người thân hoặc bạn bè. Nếu người đó có tiếng Nhật giỏi thì càng tốt.

4. Quy trình khám bệnh ở bệnh viện và phòng khám Nhật Bản

Điền thông tin vào giấy khi khám bệnh ở Nhật

Đa phần ở phòng khám hay bệnh viện đều sẽ có 3 bước sau đây:

– Bước 1: Điền thông tin cá nhân

Với những người lần đầu đến khám sẽ được phát mẫu đơn yêu cầu điền đầy đủ thông tin cá nhân. Sau đó họ sẽ phải đóng một khoản phí và được phát thẻ khám bênh cho riêng mình. Nếu người đến tái khám sẽ được bỏ qua thủ tục này vì chỉ cần xuất trình thẻ bệnh viện cho y tá trực là được.

– Bước 2: Điền tiếp đơn thông tin về sức khỏe

Tiếp theo bạn sẽ được nhận mẫu đơn yêu cầu bạn điền đầy đủ các thông tin như chiều cao, cân nặng, tình trạng đau ốm của bản thân và triệu chứng bệnh,…

– Bước 3: Nộp các giấy tờ cần thiết cho y tá trực như:

* Giấy thông tin cá nhân (đối với người khám lần đầu)

* Thẻ bệnh viện

* Bảo hiểm y tế.

Sau đó sẽ có nhân viên y tá đưa bạn tới khoa cần khám.

– Bước 4: Lấy số thứ tự và chờ đợi.

– Bước 5: Khám bệnh.

Khi đã vào phòng khám được chỉ định, bạn hãy trả lời các câu hỏi của bác sĩ về tình trạng bệnh nhé. Hãy trang bị một số từ vựng để có thể dễ dàng giao tiếp với bác sĩ.

Trong một số trường hợp bạn sẽ cần làm thêm các xét nghiệm để biết chính xác bệnh tình. Sau khi nhận được kết quả, bạn chỉ cần đến phòng chờ đợi gọi tên để lấy thuốc và sổ khám nếu cần tái khám.

– Bước 6: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh

Bạn đến quầy lễ tân để lấy lại thẻ bảo hiểm y tế, thuốc, thẻ bệnh viện, phiếu chẩn đoán, sổ khám bệnh đã nộp trước đó và thanh toán lệ phí khám theo yêu cầu. Nhớ lấy hóa đơn nhé.

5. Nên đi khám ở bệnh viện hay phòng khám?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người Việt Nam khi sống tại Nhật Bản thắc mắc: Khi nào thì nên đi đến bệnh viện (tiếng Nhật là 病院, đọc là byouin), khi nào thì đi đến phòng khám (tiếng Nhật là クリニック, đọc là kuri nikku).

Chia sẻ kinh nghiệm khám bệnh ở Nhật cho người nước ngoài

Vì không phải ai cũng ở gần các bệnh viện lớn, vậy nên nếu bạn bị bệnh nhẹ như cảm cúm, đau nhức cơ thể thì có thể đến phòng khám cho nhanh nha. Phòng khám có ở nhiều nơi, dễ tìm kiếm, bạn có thể sẽ được khám ngay mà không cần phải chờ đợi.

Nếu bạn bị ốm nặng cần nhập viện, thì hãy đến bệnh viện. Tại đây với cơ sở vật chất tốt sẽ hỗ trợ điều trị bệnh của bạn tốt hơn. Tuy nhiên, về thủ tục tất nhiên sẽ thực hiện lâu hơn phòng khám.

Bạn hãy yên tâm cả bệnh viện lẫn phòng khám tại Nhật đều cho phép sử dụng thẻ bảo hiểm để thanh toán phi chí nha.


Top 5 các loại thuốc cảm cúm của Nhật hiệu quả nhất

Bạn có thể sử dụng một vài loại thuốc dưới đây để làm nhẹ đi các triệu chứng trước khi quyết định đi đến bác sĩ nha. Xem Top 5 các loại thuốc trị cảm cúm tại Nhật được nhiều người Nhật ưa chuộng nhất.

6. Nếu tôi đi khám bệnh ở Nhật mà không mang theo thẻ y tế thì phải làm sao?

Trong một vài trường hợp bất khả kháng như bạn vừa chuyển việc* hoặc chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế nhưng cần đến bệnh viện để khám chữa bệnh thì sau khi thanh toán chi phí, bạn hãy giữ lại hóa đơn. Sau khi về, bạn có thể trình yêu cầu thanh toán gồm hóa đơn, phiếu chẩn đoán lên tổ chức bảo hiểm hoặc trụ sở hành chính khu vực để được hoàn lại tiền viện phí. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng được hoàn 100%.

* Ở Nhật Bản có quy định rằng người lao động khi đổi công ty thì sẽ đổi luôn cả thẻ bảo hiểm y tế. Vậy nên trong trường hợp này thẻ cũ sẽ được thu lại và đợi công ty mới cấp thẻ mới cho bạn.

Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm cần thiết cho người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật Bản cần đi khám bệnh ở Nhật. Hi vọng những thông tin trên sẽ mang lại hữu ích đến bạn. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nha.

Bài viết liên quan:

5 loại thuốc xương khớp của Nhật hiệu quả nhất

Top 5 thuốc hạ sốt của Nhật

japan japan_mobile

Chia sẻ

smiles social media icon smiles social media icon smiles social media icon smiles social media icon smiles social media icon

Chủ đề

Mẹo vặt Sức khoẻ

Những bài đọc liên quan

xem thêm nhiều bài viết liên quan

Các bài được đọc nhiều

Xem thêm về Blogs

Người Viết

tori is smiles remit official blogger
Employee
phuong.huynh

Thay đổi phong cách sống với Smiles

smiles mobile remittance app screenshot
footer_smile_logo
Useful Stats will display here