So sánh mức độ nguy hiểm của biến thể Omicron và Delta
Sức khoẻSự xuất hiện của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 khiến cho cả thế giới đứng ngồi không yên. Liệu rằng loại virus này sẽ mang lại kịch bản nào cho nhân loại toàn cầu?
1. Biến thể Omicron là gì?
Biến thể Omicron của COVID-19 đã được WHO – Tổ chức y tế Thế giới xác định là một biến thể đáng lo ngại, dựa trên những bằng chứng cho thấy biến thể này có một số đột biến làm thay đổi hành vi của chúng. Hiện chưa có nhiều bằng chứng xác thực về biến chủng Omicron, và nhiều nghiên cứu đang được tiến hành nhằm đánh giá khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tái nhiễm từ biến thể này.
2. So sánh sự nguy hiểm của biến thể Omicron với Delta
Khả năng tự nhân bản của Omicron nhanh hơn Delta gấp 70 lần.
Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Hong Kong (Trung Quốc) công bố, vào ngày 16/12 họ đã tiến hành thí nghiệm với mô phế quản của người bằng cách đưa vào mẫu thử các biến thể Delta, Omicron và một biến thể khác lưu hành năm 2020. Kết quả cho thấy trong 24 giờ, biến thể Omicron nhân lên nhanh hơn gấp 70 lần so với biến thể Delta. Điều này tạo nên mức độ lây nhiễm cộng đồng cực mạnh theo cấp số nhân.
Lây lan nhanh kể cả khi tải lượng virus thấp
Trước đó, nhà khoa học Wilfredo Garcia-Beltran thuộc Viện Ragon của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã sử dụng virus giả xâm nhập vào tế bào của cơ thể con người. Kết quả nhận được là protein gai của Omicron giúp biến thể này xâm nhập tế bào tốt hơn protein gai – của biến chủng Delta hoặc chủng virus gốc. Kết hợp với khả năng tự nhân bản cao, virus Omicron có lây truyền lan mạnh trong cộng đồng cao gấp 4 lần so với chủng gốc SARS-CoV-2 và gấp 2 lần so với biến thể Delta. Trừ các dữ liệu trên đã chứng minh rằng biến thể Omicron có thể lây lan kể cả khi tải lượng virus thấp hơn biến thể Delta và chủng virus gốc.
3. Biến thể Omicron đã xuất hiện ở một loạt nước quốc gia trên thế giới
Kể từ tháng 11/2021 vừa qua, sau khi công bố về sự xuất hiện của biến thể mới. Omicron đã lây lan ra hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, trong đó có các nước khu vực Đông Nam Á. Campuchia, Philippines ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm Omicron, Thái Lan xác nhận 11 ca nhiễm, Malaysia 2 ca nhiễm, Singapore ghi nhận 16 ca nhiễm
Theo CDC, Mỹ đã công nhận biến chủng Omicron là biến chủng đáng lo ngại. Vào ngày 1-12, ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên được xác nhận ở Mỹ. Và chỉ mất trong khoảng 20 ngày để biến chủng này trở thành biến chủng thống trị ở Mỹ, vượt qua Delta. Ở các bang Oregon, Washington và Idaho, các trường hợp nhiễm Omicron chiếm 96,3% trong các trường hợp nhiễm bệnh mới.
Ở Nam Phi, có 8% bệnh nhân nhiễm Omicron nhập viện ở Nam Phi phải vào khu hồi sức cấp cứu. Tỷ lệ này ở các ca nhiễm Delta cao gấp 3 lần trong cùng một khoảng thời gian.
4. Người nhiễm biến chủng Omicron “nhẹ” hơn người nhiễm biến chủng “Delta”?
Có rất nhiều nguồn tin được lan truyền rằng biến chủng Omicron “nhẹ” hơn Delta vì những người mắc xuất hiện các triệu chứng khá nhẹ. Tuy nhiên biến chủng Omicron chỉ mới xuất hiện với hơn 1 tháng nay và còn quá sớm để chúng ta có thể kết luận được điều này.
Lý giải về thực tế giai đoạn đầu hiện nay khi Omicron mới chỉ gây triệu chứng bệnh nhẹ và ít gây nguy hiểm ở những trường hợp nhiễm, Tiến sĩ Anurag Agrawal – Giám đốc Viện Gene và Sinh học tích hợp Ấn Độ (IGIB) cho rằng người trẻ tuổi đang là những đối tượng dễ nhiễm do tần suất đi lại cao của nhóm người này. Từ đó làn sóng lây nhiễm sẽ dần mở rộng ra trong khuôn khổ các gia đình, người lớn tuổi và người có sức đề kháng yếu..
Ông Agrawal cảnh báo rằng dù chỉ gây triệu chứng bệnh nhẹ nhưng nó cũng sẽ có khả năng khiến hệ thống chăm sóc y tế tại các nước suy sụp. Do đó, ông cho rằng cần chuẩn bị sẵn các biện pháp ứng phó cho kịch bản xấu nhất, bởi ở nhiều quốc gia có quy mô dân số đông, đơn cử như Ấn Độ, số ca bệnh nặng cũng đủ làm sập hệ thống y tế trên toàn quốc.
Hãy nhớ rằng virus Covid đã biến đổi hơn 6000 lần, mức độ nguy hiểm của nó ngày một tăng cao. Hiện tại Omicron có thể né tránh được phần nào khả năng miễn dịch của vaccine và kháng thể được tạo ra sau lần mắc bệnh trước đó. Như vậy người đã từng bị nhiễm hoặc có tiêm vaccine vẫn hoàn toàn có khả năng bị nhiễm bệnh. Với tốc độ lây lan cực mạnh, chúng ta cần nghiêm túc cẩn thận và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.
Bài viết liên quan:
Biến thể Delta tại Nhật Bản và cách đối phó
4 cách test nhanh COVID-19 tại Nhật Bản