Điều cần biết về phòng ngừa cúm Influenza tại Nhật Bản
Ăn uốngThời điểm giao mùa ở Nhật Bản là lúc các loại dịch bệnh hoành hành, trong đó có bệnh cúm Influenza. Trong bài viết này, chuyển tiền Smiles sẽ giới thiệu về triệu chứng, cách phòng tránh và lưu ý khi tiêm chủng cúm Influenza tại Nhật Bản. Hãy cùng chuyển tiền Smiles tìm hiểu về loại cúm Influenza này và cách phòng tránh nhé.
Mục lục
1. Cúm Influenza tại Nhật Bản
Bệnh cúm Influenza là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm Influenza gây ra. Hàng năm tại Nhật Bản, vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 sẽ có một đợt bùng phát dịch bệnh. Người bệnh sẽ đột ngột xuất hiện các triệu chứng và thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 tuýp A, B và C. Người bệnh có thể phát hiện cúm influenza tại Nhật Bản bằng cách thực hiện test nhanh PCR.
Loại virus cúm này ẩn trong nước mũi và nước miếng của người bệnh. Vì thế khi bắt tay, ôm nhau, tiếp xúc trong phạm vi gần, trong môi trường kín thì việc nhiễm cúm Influenza là điều khó tránh khỏi.
2. Những triệu chứng cúm Influenza
Triệu chứng bệnh cúm Influenza sẽ xuất hiện đột ngột sau khi bạn tiếp xúc với nguồn lây 24 – 48 giờ và ốm nặng trong 3 – 5 ngày. Một vài triệu chứng thông thường gặp như sau:
Diễn biến của bệnh cúm Influenza diễn ra như sau:
Bạn bỗng nhiên sẽ cảm thấy nhức đầu, thân nhiệt bắt đầu tăng cao (thường trên 38.3 độ C) kèm theo cảm giác ớn lạnh, khó chịu trong người, mệt mỏi và trở nên yếu dần. Tiếp đó các triệu chứng khác dần xuất hiện giống cảm như sổ mũi, đau họng, đau tức vùng ngực và ho khan. Lúc này mắt cũng bạn cũng nhạy cảm với ánh sáng hơn, vùng mắt cảm thấy nóng và cay, đau khi đảo mắt. Đối với trẻ em sẽ kèm thêm một vài triệu chứng khác như: ói mửa, tiêu chảy, khó chịu dạ dày.
Trong 24 tiếng đầu, bạn có thể sốt cao lên đến 41 độ C, sau đó giảm dần sau 2-3 ngày. Nếu cơ thể bạn có sức đề kháng tốt thì sẽ hồi phục trong khoảng 5 ngày, với cơ thể yếu hơn có khi kéo dài cả tuần hoặc hơn.
Đối với trẻ em khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên thì gia đình cần lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
3. Các biện pháp phòng cúm Influenza tại Nhật Bản
Virus cúm Influenza sẽ xuất hiện hằng năm, vì vậy với những bạn đang sống ở Nhật Bản hãy chú ý giữ gìn sức khỏe bằng cách tự bảo vệ bản thân nhé:
- Thường xuyên rửa tay, súc miệng và đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đông người hoặc khu vực công cộng.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, tập thể dục thường xuyên.
- Tiêm phòng vắc-xin chống cúm Influenza.
- Khử trùng và giữ vệ sinh những bề mặt nhiều người sử dụng như tay nắm cửa, công tắc đèn, bàn phím bằng cồn.
- Khi ho và hắt xì vào tay áo thay vì lòng bàn tay, hạn chế đưa tay lên mặt.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là giữ cho niêm mạc cổ không bị khô. Sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc phơi khăn ướt trong phòng để giữ độ ẩm từ 50 – 60%.
- Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm cúm Influenza.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tham khảo bài viết dưới đây để biết các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị cúm nhé.
Người bị cảm cúm nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Các thức ăn không nên ăn khi bị cúm
4. Tiêm phòng cúm Influenza tại Nhật
Để phòng ngừa cúm Influenza tại Nhật Bản hiệu quả, tiêm phòng cúm là một biện pháp hữu hiệu. Hiệu quả sau khi tiêm như sau:
- Giảm thiểu 70-80% nguy cơ nhiễm các loại virus cúm A và B.
- Các triệu chứng sẽ được giảm nhẹ hơn rất nhiều nếu bạn có vô tình nhiễm bệnh cúm Influenza.
- Mỗi mũi tiêm cúm Influenza chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn (khoảng 5 tháng), vì vậy cần tiêm nhắc lại hàng năm.
Chi phí cho mũi tiêm vắc-xin tại Nhật khá đắt, dao động tầm 3000 yên ~ 4000 yên. Tuy nhiên bạn có thể được nhận trợ cấp tiêm chủng trong chính sách quỹ bảo hiểm của các công ty (không phải bảo hiểm quốc dân). Bạn có thể liên hệ hỏi thêm công ty về vấn đề này nhé.
Từ tháng 10 – tháng 12 hằng năm, bạn có thể đăng ký tiêm phòng cúm Influenza tại các phòng khám nội khoa (Naika clinic – 内科). Hãy truy cập website của họ để đặt lịch tiêm ngừa cúm Influenza tại Nhật Bản cho bạn và gia đình nha.
5. Một vài lưu ý khi tiêm phòng cúm Influenza tại Nhật Bản
Tần suất tiêm phòng cúm Influenza cho người lớn và trẻ em:
- Đối với người trên 13 tuổi: tiêm 1 lần/năm
- Đối với trẻ em từ 0 – 13 tuổi: tiêm 2 lần/năm, mũi 1 cách mũi 2 tối thiểu 2 tuần.
- Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: không cần tiêm vì trẻ còn đề kháng từ mẹ.
Trước khi đi tiêm, bạn cần đảm bảo sức khỏe tốt, ăn uống đầy đủ. Vì sau khi tiêm, cơ thể sẽ có các triệu chứng mệt mỏi. Trẻ em sau khi tiêm có thể sẽ sốt nhẹ, ho, sổ mũi. Sau đó, bạn có thể sinh hoạt bình thường, nhưng hạn chế vận động mạnh và chất kích thích.
Không nên dùng tay gãi, kỳ cọ hay đập mạnh vào vết tiêm. Vết tiêm có thể bị áp xe và sưng lên, bạn không cần lo lắng về điều này vì đây là triệu chứng thông thường.
Vừa rồi, chuyển tiền Smiles đã chia sẻ những điều cần biết về triệu chứng, cách phòng tránh và lưu ý khi tiêm chủng cúm influenza tại Nhật Bản. Với đặc tính và mức độ lây lan nhanh và rộng của cúm Influenza tại Nhật Bản, chúng ta không nên chủ quan mà hãy chủ động phòng chống để bảo vệ sức khỏe nhé.
Những câu hỏi liên quan đến cúm Influenza, xem tại đây.
Bài viết được tham khảo thông tin tại Tài liệu sức khỏe của HealthLinkBC.
Bài viết liên quan:
Cần làm gì khi bị nhiễm Covid-19 ở Nhật?
10 loại thực phẩm giúp phục hồi sau COVID-19 và cảm cúm mùa hè ở Nhật Bản